Đất nước Nhật Bản

Đất nước con người

Đất nước Nhật Bản

Description: D:\Nhựt Thanh\website LH\campuchia a cuong\cờ NB.png

 I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Nhật Bản

2. Thủ đô: Tokyo

3. Các thành phố lớn: Yokohama, Osaka, Nagoya

4. Ngày Quốc khánh: 23/12/1933

5. Quốc ca: Kimi Ga Yo (Quốc ca Nhật Bản)

6. Vị trí địa lý: là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, NgaTrung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến Hoa Đông ở phía nam.

7. Diện tích : 379.954 km²

8. Khí hậu : ôn đới

9. Dân số: 126.804.433 người

10. Dân tộc: Yamato, Ainu, Ryūkyū.

11. Ngôn ngữ: tiếng Nhật

12. Đơn vị tiền tệ: Yên Nhật (JPY)

13. Tôn giáo: Thần đạo, Thiên chúa giáo và Phật giáo (trong đó Phật giáo được xem là quốc giáo).

14. Thể chế : Quân chủ lập hiến, trong đó: Nhà Vua là Nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập.

15. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 21/9/1973

II. TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA NHẬT BẢN

  • GDP (PPP) (2012): $4,684 nghìn tỉ
  • Bình quân đầu người: $47.244 (hạng 16)
  • HDI (2007): 0,960 rất cao (hạng 10)

Các chỉ số trên đã phản ánh thế mạnh của Nhật Bản. Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ cho đến ngày nay.

Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản cũng là nước sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới.

III. NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG

Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật.

Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới. Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và đặc biệt. Bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như các loại bánh làm từ bột gạo. Sushi là món ăn truyền thống làm từ cơm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, ăn cùng rau và gia vị (như wasabi nếu là sushi hải sản).

Người Nhật thích trồng hoa anh đào trên khắp đất nước. Hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn” nên được các Samurai yêu thích. Nó tượng trưng cho “con đường chết” của họ. “Sống và chết như hoa anh đào”.

                                                       Đấu võ sumo                   Sushi


Những sản phẩm nổi tiếng thế giới xuất phát từ Nhật bản là nghệ thuật Manga. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime. Karaoke là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật.

Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật. Các môn võ như judo, karate và kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước.

IV. QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.

Về chính trị: Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững". Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng.

Về kinh tế: 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Description: Description: D:\Hinh Nhat Ban\Ông Lê Minh Hoan thăm và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản.jpg

Ông Lê Minh Hoan- Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp thăm và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản (tháng 06/2013)

V. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI SANG NHẬT BẢN

Nhật Bản là đất nước xinh đẹp, sạch và có nhiều điểm tham quan nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung khi đi du lịch quốc tế thì đến Nhật Bản bạn cần lưu ý một số sự khách biệt sau:

Không quên tháo giày: Đến Nhật, bất kể bạn đặt chân đến phòng họp hội nghị hay nhà riêng, đều phải thay dép, có lúc phải thay hai lần.

Không có văn hóa tip: Nhật Bản cũng giống như nhiều nước Châu Á, không có thói quen cho tiền boa. Vì một số các nhà ăn lớn trong hóa đơn đã bao gồm 10-15 % phí phục vụ. Thậm chí trong các viện thẩm mỹ, cắt tóc, quán rượu cũng bao gồm phí này.

Không mang điện thoại di động theo: Ở Nhật Bản không nhất thiết phải đem di động. Điện áp của Nhật là 110 vôn, cho nên máy ảnh, máy ghi hình nếu không phải là loại từ 110-240 vôn sẽ trở nên vô tác dụng.

Tiền tệ: việc đổi tiền ở Nhật không dễ dàng. Muốn đổi tiền phải đến các ngân hàng hoặc các sở giao dịch hợp pháp. Ngoài ra phải nhớ đem theo hộ chiếu của mình. Các ngân hàng mở cửa từ 9giờ sáng đến 3giờ chiều. Vào thứ 7, chủ nhật và ngày lễ chính ngân hàng nghĩ làm việc.

Đi tàu điện ngầm rất thuận tiện; nếu lái xe thì chú ý lái xe bên trái.

1. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản: 

Địa chỉ: Tokyo 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho 50-11

Điện thoại: +81-3-34663311/13

Fax: +81-3-34667652/12

Email: vnembasy@blue.ocn.ne.jp

2. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại FUKUOKA-Nhật Bản:        

Địa chỉ: 4th Floor, AQUA HAKATA, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka, JAPAN 810-08

Điện thoại: +81-922637668/ +81-922637669/+81-8033759789

Fax: +81-922637676

Email: tlsqvn-fukuoka@shirt.ocn.ne.jp

3. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ô-xa-ca (Nhật Bản):           

Địa chỉ: 4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka 590-0952, JAPAN

Điện thoại: +81-72-2216666 ; +81-72-2216603

Fax: +81-72-2246887 ;: +81-72-2216667; +81-72-2216608

Email: tlsqvn.osaka@mofa.gov.vn

- Giờ địa phương so với Việt Nam: +2 giờ